Chuyển đến nội dung chính

Bắt lỗi AMD Radeon RX Vega: vì sao AMD sẽ không thành công với thế hệ GPU này

Năm được mùa CPU thì mất vụ GPU.

Từ đầu năm tới nay, tâm điểm chú ý của làng công nghệ, đặc biệt là thị trường máy tính để bàn luôn là AMD khi khuynh đảo thị trường CPU để bàn. Ryzen quả thực đã cho Intel một cú tát nảy đom đóm mắt khi mang lại hiệu năng/giá thành cực kì vượt trội. Threadripper cũng tương tự khi đưa giá trị thật của các CPU HEDT về mặt đất.
Với đà thắng như chẻ tre này, nhiều người tin rằng AMD sẽ tiến băng băng về đích là một năm tài chính ngoạn mục bằng Vega nhưng có lẽ mọi sự không dễ dàng như chúng ta tưởng. Trên quan điểm của mình, tôi tin rằng Vega là một đòn đáp trả quá muộn màng của AMD với Nvidia và có lẽ, năm nay điểm sáng của AMD sẽ chỉ có thể nằm ở mảng CPU. Hãy cùng tôi phân tích các yếu tố khiến Vega nói chung và RX Vega nói riêng sẽ khó lòng cạnh tranh được với Pascal.
Thua xa về mặt hình ảnh và truyền thông
Những tưởng RX Vega sẽ được ra mắt hoành tráng như Ryzen hay chí ít cũng phải như Vega Frontier Edition nhưng không, AMD thậm chí còn chẳng buồn livestream sự kiện của mình hay đại loại. Công chúng thậm chí còn chẳng có được một thông cáo tử tế. Thứ liên quan đến truyền thông duy nhất mà AMD sử dụng là một buổi giới thiệu dành riêng cho báo giới. Buổi giới thiệu tại Siggraph đó có thể coi là một màn ra mắt thất bại với sự thiếu thốn nội dung và số liệu một cách nghiêm trọng.
Một buổi giới thiệu sản phẩm GPU mới thông thường chỉ đơn giản là GPU này có bao nhiêu nhân xử lý đồ hoạ, mạnh hơn đời cũ thế nào và giá bao nhiêu cũng chẳng được thuyết trình một cách xứng tầm với sứ mệnh của RX Vega.
Vega được ra mắt quá muộn màng
Thực tế, lịch ra mắt của Vega bị trễ vài tháng dù không hề có một vấn đề nào về sản lượng HBM2. Theo nhiều nguồn tin thì AMD đã lùi lịch ra mắt để hoàn thiện driver cũng như tận dụng tới những chút hiệu năng cuối cùng của GPU. Và kết quả là? Điện năng tiêu thụ cao ngất ngưởng trong khi hiệu năng chẳng thể được gọi là nhỉnh hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhiều nguồn tin cho rằng là tình hình tài chính có phần bết bát khiến AMD mất quá nhiều thời gian để quyết định giá bán bởi họ không thể bán Vega rẻ hơn nữa.
Chiến dịch marketing thất bại
Với Vega, AMD đã lên 2 kế hoạch marketing. Đầu tiên, họ công bố các thông số kĩ thuật trước vài tháng. Sau đó, họ sẽ “nhá hàng” hiệu năng vượt mặt đối thủ cạnh tranh, được cho là Volta. Không biết là may hay rủi cho AMD mà Volta thậm chí còn chưa ra mắt. Tiếc là, Vega thậm chí còn phải vật lộn để cạnh tranh với Pascal vốn đã hơn 1 năm tuổi.
Ở tầm hiệu năng của RX Vega 56 và RX Vega 64, sự chệnh lệch của chúng với lần lượt GTX 1070 và GTX 1080 là khó có thể nhận biết bằng mắt thường, nhất là khi chơi game ở độ phân giải 1080P với số FPS luôn ở mức trên 100 trong hầu hết các tựa game bây giờ. Vấn đề là tại sao người tiêu dùng lại phải mua một chiếc card đắt hơn, tốn điện hơn, ít được tối ưu hoá hơn về game? Một chiến dịch marketing dài hơi với những ý tưởng kì cục kiểu như “Vega là RX Vega” khiến người ta phải nhíu mày. Thứ người tiêu dùng thực sự cần là những con số biết nói chứ không phải những lời ba hoa.
Driver chưa hoàn thiện
Ở thời điểm hiện tại, người dùng chưa thể CrossFire nếu sở hữu nhiều hơn 1 chiếc RX Vega. Thậm chí trong bản driver đầu tiên cho giới truyền thông, người ta còn chẳng thể ép xung những chiếc card này. Không những thế, thời hạn làm đánh giá quá ngắn ngủi khiến người ta còn chưa kịp thử nghiệm driver mới hơn. Chưa kể, việc cho ra driver liên tục sẽ khiến những reviewer có tâm phiền lòng bởi họ sẽ phải chạy lại toàn bộ các bài benchmark để xem liệu hiệu năng có được cải thiện hay không. Và chắc chắn đó không phải là một việc cần ít thời gian cũng như công sức.
Vega trễ hẹn để có đủ hàng cung cấp vào ngày bán ra?
Theo lời ông Chris Hook, giám đốc truyền thông và quan hệ công chúng của Radeon Technologies thì:
“Một trong những lí do khiến chúng tôi mất nhiều thời gian hơn để ra mắt Vega, và thú thực là chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi sẽ bắt đầu bán ra với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu. Rõ ràng là chúng tôi đã tính đến các yếu tố như các “nông dân” cày tiền ảo bởi họ sẽ là những đối tượng thèm khát sở hữu RX Vega. Chúng tôi tin rằng lượng hàng chúng tôi cung cấp cho thị trường là đủ để các game thủ có thể mua được, và đó là điều quan trọng với chúng tôi.”
Tiếc là, khi nhìn vào tình hình thị trường thì phát biểu này có vẻ là một lời bao biện hơn. Vào ngày lên kệ của Vega, nhiều quốc gia thậm chí còn chẳng có hàng. Trong khi đó, ở các thị trường như Mỹ hay Anh, RX Vega gần như cháy hàng ngay lập tức. Những chiếc RX Vega hiếm hoi còn sót lại thì được bán ra với mức giá trội lên khoảng 20% hoặc hơn. Thực tế thì việc thiếu hụt GPU vào thời điểm bán ra là điều bình thường và hoàn toàn có thể thông cảm, chỉ khi giám đốc marketing của AMD không khẳng định rằng họ lùi ngày bán ra để đảm bảo có đủ hàng để bán.
Giá bán của RX Vega và gói “ưu đãi” Radeon
Có một điều phải nhấn mạnh là AMD không thể bắt các nhà bán lẻ bán ra RX Vega ở mức giá cố định. Bởi vậy mà người ta có thuật ngữ MSRP (manufacturer’s suggested retail price – giá bán lẻ đề nghị từ nhà sản xuất). Kì lạ thay là hầu hết các nhà bán lẻ đều bán Vega với cùng một mức giá, và tất nhiên là cao hơn kha khá so với MSRP của AMD.
Một ví dụ điển hình là Newegg và hầu hết các cửa hàng tại châu Âu. Trên Newegg, chỉ có duy nhất chiếc MSI Vega 64 được bán ra với giá 499 trong khi những chiếc RX Vega 64 khác được bán với giá tận 599 USD. Ở châu Âu, giá thị trường của RX Vega 64 là ở khoảng 609 tới 649 EUR. Tại Anh, mức giá 449 GBP chỉ được dành cho những người đăng kí mua trước đồng thời không nhận game từ gói ưu đãi Radeon Pack. Ở thời điểm hiện tại, giá của RX Vega 64 ở Anh là 549 GBP bao gồm 2 game. Vậy là 2 tựa game “miễn phí” đã không còn miễn phí nữa.
Vega có thực sự quan tâm tới game thủ?
Vega đã phải thừa nhận vấn đề các “nông dân” đua nhau mua hết sạch RX Vega bất kể giá tăng. Để chống lại cơn bão tiền ảo, AMD đã ra mắt gói ưu đãi Radeon Packs. Kết quả là giới nông dân thời @ vẫn mua những chiếc card này rồi bán lại các tựa game được tặng miễn phí. Thành ra, Radeon Packs chỉ có tác dụng giúp những người có nhu cầu mua được phiên bản giới hạn với vỏ màu bạc hoặc đang có nhu cầu đầu tư luôn một hệ thống Ryzen 7 hoặc màn hình mới.
Cách duy nhất để chống lại sự hung hãn của giới đào tiền ảo là giới hạn số lượng card trong một đơn hàng. Một số nhà bán lẻ tại thị trường Âu Mỹ đã phải áp dụng giải pháp này trong khi một số khác chẳng buồn quan tâm. Theo nhiều nguồn tin thì các “nông dân” thậm chí còn mua hàng thẳng từ nhà máy nên vấn đề và cách giải quyết đôi khi cũng chẳng nằm các nhà bán lẻ.
Một vấn đề khác, nổi cộm hơn là có vẻ AMD không có nhu cầu chiến đấu với các “nông dân” cho lắm. Ngoài mặt thì nói một đằng nhưng hành động lại một nẻo. AMD thậm chí còn vừa tung ra một bản driver mới được thiết kế chuyên biệt cho việc đào tiền ảo với tên gọi “Radeon Software Crimson ReLive Edition Beta for Blockchain Compute”. Thay vì mặc kệ vấn đề về kích thước file DAG tăng (thứ khiến card đồ hoạ Radeon đào tiền ảo chậm hơn rõ rệt sau một thời gian dài chạy liên tục) và khiến các nông dân bớt mua card đồ hoạ Radeon thì họ lại quay ra cổ xuý.
Vega có thực sự vượt trội so với Fiji?
Hàng loạt reviewer đã so sánh RX Vega với R9 Fury X ở cùng một xung nhịp. Về cơ bản thì mức độ chênh lệch chỉ là 5,6%. Để so sánh thì Nvidia Pascal đã nhảy vọt tới 35% so với Maxwell. Con số chênh lệch dưới 10% là quá khó chấp nhận, nhất là khi Vega được sản xuất trên tiến trình 14nm còn Fiji là 28nm. Nhiều người cho rằng Vega chẳng khác gì phiên bản ép xung được gắn HBM2 của Fiji trên tiến trình nhỏ hơn.
Tất cả những điều trên đã khiến người ta hoài nghi về ý định chọn mua RX Vega của mình. Câu hỏi lớn nhất rõ ràng là tại sao phải bon chen, trả thêm tiền để rước về một chiếc card đồ hoạ có hiệu năng tốt hơn, tiết kiệm điện hơn lại mát mẻ hơn? Có thể, các bản custom của các nhà sản xuất đối tác AIB như ASUS, MSI, Gigabyte,... sẽ phần nào giải quyết được vấn đề này nhưng thời gian chờ đợi không có vẻ gì là nhanh cho lắm. Chưa kể, những người muốn hiệu năng đỉnh cấp dạng GTX 1080 Ti cũng sẽ chẳng thể được thoả mãn bởi RX Vega. Trên quan điểm của tôi thì AMD đã thất bại hoàn toàn trên thị trường GPU của năm tài khoá 2017. Kể cả khi GTX 20 series dựa trên Volta sẽ chưa sớm ra mắt thì AMD vẫn đang tụt hậu so với Nvidia quá nhiều. Quả là được mùa CPU thì mất vụ GPU.
www.trothinh.com - www.sieuthimaytrothinh.com - www.maytrothinhtotnhat.com - www.stella.sieuthimaytrothinh.com 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khách sạn đặc biệt ở Đài Loan, mỗi phòng đều được trang bị dàn máy PC siêu khủng với GTX 1080ti

Những dàn máy PC này đều được trang bị VGA Nvidia GTX 1080ti, màn hình ASUS 32 inch, ghế chơi game DXRacer, bàn phím và chuột chơi game chuyên nghiệp. Có lẽ chúng ta cũng không còn lạ gì với mô hình cyber game với phòng ngủ riêng, để các game thủ có thể nghỉ ngơi hay thậm chí là sống ở đó vài tuần. Nhưng còn mô hình khách sạn mà mỗi phòng đều được trang bị những dàn máy PC siêu khủng thì quả thực là rất mới mẻ. Một khách sạn có tên iHotel tại Đài Loan (Trung Quốc) đã nảy ra ý tưởng vô cùng độc đáo để thu hút khách tới. Đó chính là trang bị những dàn máy PC siêu khủng, với màn hình lớn và cả ghế chơi game chuyên nghiệp tại mỗi phòng của mình. Thậm chí tại sảnh chính của khách sạn này cũng được đặt những dàn máy PC chơi game, giống như những cyber game quy mô lớn. Hãy tưởng tượng trong lúc đang chờ check-in nhận phòng, bạn có thể làm vài ván Playerunknown's Battlegrounds ngay tại sảnh khách sạn. Quả thực là trên cả tuyệt vời. Sảnh chính trông giống như một cy

Nghiên cứu thành công loại pin dẻo có thể in lên mọi loại vải

Tiềm năng ứng dụng của loại pin dẻo mới trên các loại quần áo thông minh, đồ thể thao hoặc ứng dụng quân sự công nghệ cao sẽ rất lớn trong tương lai. Khi xu thế Internet of Things (IoT) ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, đồng thời mở đường cho nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến thì các nhà sản xuất lại gặp một trở ngại mới. Đó là giới hạn về chất lượng và kích thước pin khi tích hợp trên các thiết bị. Tuy vậy cũng từng lâu, các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển một loại pin có thể in trực tiếp lên vải. Nazmul Karim, đồng tác giả nghiên cứu tại ĐH. Manchester, V.Q Anh đã cùng các cộng sự tìm cách phát triển công nghệ pin mới có thể in được trên mọi loại vải. Thông thường các siêu tụ điện có nhiệm vụ cấp nguồn cho các thiết bị đeo khi sử dụng pin thông thường. Nhưng với nghiên cứu này, nhóm phát triển sử dụng một dạng siêu tụ điện linh hoạt trạng thái rắn. Những tụ này được in bằng mực graphene-oxit có thể dẫn điện trên bề mặt vải bông.

Đã có giá bán Coffee Lake tại Việt Nam, năm nay Ryzen sẽ khá "mệt"!

Mới chỉ chiếm được một chút thị phần từ tay Intel nhờ vào Ryzen, nhưng niềm vui của AMD chắc lớn "chẳng tầy gang". Thông tin chính thức về dòng chip máy tính thế hệ thứ 8 của Intel, Coffee Lake đã chính thức được công bố sáng nay. Cùng với đó là mức giá theo USD không khác so với mọi năm của Intel. Nhưng khác với 2 thế hệ SkyLake và KabyLake. Chúng ta chẳng thấy thay đổi gì nhiều về hiệu năm thì năm nay câu chuyện đã rất khác. Về giá bán, Intel Coffee Lake sẽ có tất cả 6 dòng chip được ra mắt đợt này. - Intel Core i7-8700K: 6 nhân/12 luồng, xung nhịp 3,7 GHz, tăng tốc lên 4,7 GHz, giá bán 359 USD. - Intel Core i7-8700: 6 nhân/12 luồng, xung nhịp 3,2 GHz, tăng tốc lên 4,6 GHz, giá bán 303 USD. - Intel Core i5-8600K: 6 nhân/6 luồng, xung nhịp 3,6 GHz, tăng tốc lên 4,3 GHz, giá bán 257 USD. - Intel Core i5-8400: 6 nhân/6 luồng, xung nhịp 2,8 GHz, tăng tốc lên 4 GHz, giá bán 182 USD. - Intel Core i3-8350K: 4 nhân/4 luồng, xung nhịp 4 GHz, giá bán 168 USD. - Intel